HỆ VI SINH HÌNH THÀNH VÀ CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO VỚI SỨC KHỎE ?
Hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe miễn dịch và trao đổi chất, đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe con người. Những nghiên cứu gần đây cho thấy hệ vi sinh của con người được gieo mầm từ trước khi sinh, sau đó số lượng và sự đa dạng của vi khuẩn tiếp tục tăng lên cho đến khi 3(hoặc 5) tuổi, khi nó giống với thành phần ở người lớn. Từ đó, thành phần của hệ vi sinh đường ruột tương đối ổn định trong suốt cuộc đời, nhưng có thể bị thay đổi do nhiễm khuẩn, điều trị kháng sinh, lối sống, phẫu thuật và thay đổi chế độ ăn uống lâu dài. Những thay đổi này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó, việc thiết lập một hệ vi sinh tốt ngay từ giai đoạn đầu đời và bảo trì nó trong suốt cuộc đời sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Hệ vi sinh hình thành như thế nào?
Sự xâm nhập của vi sinh ở trẻ sơ sinh là một quá trình thiết yếu trong chu kỳ sống của chúng ta. Trước đây chúng ta vẫn tin rằng bào thai vô trùng trong tử cung và sự xâm nhập của vi sinh vật ở trẻ sơ sinh chỉ bắt đầu trong và sau khi sinh.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về tiềm năng truyền vi khuẩn qua hàng rào nhau thai đã phát hiện vi khuẩn trong mô nhau thai, máu rốn, nước ối và màng bào thai. Như vậy là nước ối không vô trùng như những giả định trước đây mà chứa một cộng đồng vi sinh vật phức tạp gồm cả những vi khuẩn có lợi và có hại, chẳng hạn như Prevotella và Gardnerella có thể gây ra phản ứng viêm sơ sinh, Actinomyces naselundii gây ra sinh non và thiếu cân, thì Lactobacillus lại có thể ngăn chặn những phản ứng này. Và những vi sinh vật đầu tiên con nhận được từ mẹ góp phần hình thành cấu trúc hệ vi sinh vật ở con, sau đó số lượng và sự đa dạng của vi sinh vật tiếp tục tăng lên cho đến khi 3(hoặc 5) tuổi khi nó giống với thành phần ở người lớn. Do đó, khoảng thời gian trong bụng mẹ và ba năm đầu đời là giai đoạn quan trọng nhất để can thiệp nhằm cải thiện hệ vi sinh của trẻ. Đây là giai đoạn mà hệ vi sinh đường ruột, một tài sản quan trọng cho sức khỏe và phát triển thần kinh được thiết lập và sự thay đổi của nó trong giai đoạn này có tiềm năng ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe và sự phát triển của vật chủ mãi về sau.
Mang thai & 0-3 tuổi là thời điểm DUY NHẤT cha mẹ có thể can thiệp để con có một Hệ vi sinh & Miễn dịch khỏe mạnh. |
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành Hệ vi sinh của trẻ
1.Phương thức chuyển giao
Thai nhi tiếp nhận những vi sinh vật đầu tiên qua mô nhau thai, máu rốn, nước ối và màng bào thai của người mẹ, bao gồm lactobacillus và bifidobacterium. Các vi sinh vật tiếp tục được bổ sung trong quá trình sinh thường , bú sữa mẹ, chế độ ăn uống sinh hoạt và môi trường sau sinh. Như vậy là những đứa trẻ sinh mổ và không bú sữa mẹ sẽ bị thiệt thòi hơn khi không được tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn có lợi của người mẹ mà thay vào đó là các vi khuẩn có liên quan đến da và môi trường bệnh viện. Đó là nguyên nhân vì sao những đứa trẻ sinh mổ và chỉ uống sữa công thức lại có sức đề kháng kém hơn những đứa trẻ sinh thường và bú sữa mẹ hoàn toàn.
2.Chế độ ăn uống
Hệ vi sinh cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chế độ cho ăn. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có cơ hội tiếp xúc hơn 700 loài vi khuẩn. Sữa mẹ cũng chứa rất nhiều oligosaccharide phức tạp với hoạt tính tiền sinh, kích thích sự phát triển của các nhóm vi khuẩn cụ thể như tụ cầu, bifidobacteria. Sự đa dạng vi sinh vật gia tăng sau bổ sung thức ăn rắn.
3. Kháng sinh và sinh non
Ở trẻ sinh non, sự đa dạng của hệ vi sinh giảm, số lượng vi sinh vật gây cao hơn và số lượng vi sinh vật có lợi (probiotic) thấp hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Ngay cả điều trị kháng sinh ngắn hạn cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ sơ sinh.
4. Môi trường và lối sống
Vị trí địa lý, các thành viên trong gia đình cũng ảnh hưởng đến sự xâm nhập của vi khuẩn đường ruột của trẻ sơ sinh
5. Di truyền
Gen di truyền cũng đóng vai trò trong việc định hình cấu trúc và chức năng của vi khuẩn đường ruột và đột biến gen đơn lẻ có thể dẫn đến sự thay đổi thành phần vi sinh vật.
6. Chất nhầy Mucin glycosylation
Ngoài việc bảo vệ, bôi trơn và hydrat hóa của biểu mô ruột, chất nhầy đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì homeostasis ruột bằng cách thúc đẩy sự tương tác vi khuẩn với vi khuẩn commensal, làm mồi nhử cho các mầm bệnh và tăng cường miễn dịch.
(Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi khuẩn đường ruột của trẻ sơ sinh và hệ vi sinh vật trưởng thành và người lớn tuổi. 3 năm đầu đời đại diện cho giai đoạn quan trọng nhất đối với can thiệp chế độ ăn uống nhằm điều chế vi sinh vật nhằm cải thiện sự phát triển và phát triển của trẻ và ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe.)
Tài liệu nghiên cứu gốc (xem thêm tại đây)
Làm sao để thiết lập Hệ vi sinh tốt cho trẻ ?
Trong giai đoạn phôi thai, hệ vi khuẩn đường ruột ít ổn định hơn và có nhiều thay đổi về thành phần hơn so với ở trẻ lớn và người lớn. Và nếu như mẹ sử dụng sớm sản phẩm bổ sung Probiotic trong quá trình mang thai sẽ giúp tăng số lượng Probiotic truyền sang con, sẽ giúp con phòng chống các bệnh dị ứng (chàm, hen suyễn,…) , tăng khả năng trao đổi chất làm giảm nguy cơ tiểu đường, thừa cân,….và thiết lập cấu trúc hệ vi sinh của con sau khi sinh.
BioGaia Protectis là sản phẩm tiên phong giúp bổ sung Probiotic cho mẹ ngay từ khi mang thai để Cân bằng hệ vi sinh của mẹ – Cho con hệ vi sinh khỏe mạnh. Với thành phần là chủng vi khuẩn L.reuteri DSM 17938 – Probiotic thiết yếu đầu tiên mẹ cần truyền sang cho con ngay từ lúc còn là bào thai. L.reuteri DSM 17938 cũng là Probiotic được phân lập từ sữa mẹ nên sinh trưởng tốt trong đường tiêu hóa của con người, có khả năng truyền từ mẹ sang con.