What's wrong with you??

DÙNG BIOGAIA PROTECTIS TỪ KHI MANG THAI-NGỪA CÁC BỆNH DỊ ỨNG CHO CON

Dị ứng – một căn bệnh đang gia tăng mạnh

Càng ngày càng có nhiều người bị dị ứng. Ở các nước phương tây, 1/3 dân số bị ảnh hưởng bởi các bệnh dị ứng, bao gồm: viêm da dị ứng (AD), dị ứng thực phẩm, viêm mũi dị ứng và hen suyễn. Trong đó, yếu tố di truyền, môi trường và miễn dịch là những yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ dị ứng phát triển.

Với trình độ khoa học hiện nay, chúng ta không thể tác động vào gen di truyền cũng như thay đổi môi trường sống, nên tác động lên hệ thống miễn dịch được xem là cánh cửa mở ra cơ hội phòng ngừa và điều trị các bệnh dị ứng. Các nghiên cứu ủng hộ quan điểm này đã phát hiện:

  • Sự giảm mật độ và tính đa dạng của hệ vi sinh trong cơ thể được xem là yếu tố chính gây ra những dị thường trong hệ thống miễn dịch và là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh dị ứng kể trên.
  • Những đứa trẻ bị dị ứng có sự khác biệt về thành phần và tính đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột, cụ thể là ít vi khuẩn  Lactobacilli, bifidobacteria. 

Những yếu tố ảnh hưởng tới hệ vi sinh, làm tăng nguy cơ dị ứng

Lối sống

Chính lối sống hiện đại của chúng ta với việc vệ sinh quá mức, sử dụng nhiều kháng sinh và các loại thuốc khác đã ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh và do đó làm tăng nguy cơ phát triển dị ứng.

Sử dụng kháng sinh

Rối loạn sinh học do kháng sinh đã được chứng minh là trực tiếp tác động đến sự phát triển của các bệnh dị ứng và hen suyễn. Uống thuốc kháng sinh trong khi mang thai làm tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ em. Sử dụng thuốc kháng sinh trong tháng đầu tiên của cuộc đời có liên quan đến dị ứng với sữa bò.

Phương pháp sinh

Ở những trẻ sinh thường, trẻ sơ sinh tiếp nhận vi khuẩn có lợi từ âm đạo của người mẹ như vi khuẩn Lactobacilli. Còn ở những trẻ sinh mổ sẽ nhiễm vi khuẩn ở da mẹ và vi khuẩn bệnh viện.  Do đó, việc thiết lập vi khuẩn có lợi bị trì hoãn và đây có thể là một trong những giải thích tại sao trẻ sơ sinh được sinh ra bằng phương pháp sinh mổ thường bị dị ứng và hen suyễn.

Chế độ ăn

Có một sự khác biệt trong mô hình khuẩn lạc giữa trẻ bú sữa ng thức và bú sữa mẹ. Sữa mẹ có chứa các vi khuẩn có lợi như lactobacilli và oligosacarit hoạt động như prebiotic tự nhiên. Hai thành phần này là nền tảng cho một hệ vi sinh khỏe mạnh ở trẻ.  

Qua đó để thấy Hệ vi sinh có vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe và mở ra một hướng chăm sóc sức khỏe mới

” Mẹ chăm sóc hệ vi sinh khỏe mạnh từ khi mang thai,

  Hạn chế nguy cơ mắc các bệnh dị ứng cho con.”

BioGaia Protectis thúc đẩy hệ vi sinh khỏe mạnh – Phòng ngừa các bệnh dị ứng

Các phân tích tổng hợp đã cho thấy vai trò có lợi của việc bổ sung men vi sinh trong dự phòng các bệnh dị ứng kể trên. Nguy cơ tiềm ẩn dị ứng giảm rõ rệt nhất khi sử dụng men vi sinh cho cả mẹ trong khi mang thai và cho em bé từ khi sinh ra.

Tổ chức Dị ứng Thế giới khuyến nghị bổ sung men vi sinh cho phụ nữ có thai và cho con bú cũng như trẻ sơ sinh, khi có nguy cơ cao phát triển dị ứng.

Trong đó, viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh (chàm) cùng với dị ứng trứng, sữa bò là dấu hiệu sớm cho các bệnh dị ứng sau này. Những triệu chứng này thường giảm sau khi trẻ lớn hơn nhưng lại chỉ ra nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như hen suyễn. Bằng cách giảm nguy cơ viêm da dị ứng, nguy cơ mắc các bệnh dị ứng khác, nghiêm trọng hơn cũng có thể giảm đi.

Các nghiên cứu lâm sàng chứng minh việc bổ sung BioGaia Protectis cho các bà mẹ mang thai từ tuần tuần 36 cho đến khi sinh và cho trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi giúp:

  • Giảm hơn 50% tỷ lệ mắc bệnh chàm liên quan đến IgE ở hai tuổi.
  • Giảm nguy cơ phát triển các bệnh dị ứng đường hô hấp sau này trong cuộc sống. 

BioGaia Protectis và những điều có thể bạn chưa biết ?

  • BioGaia Protectis có nguồn gốc từ sữa mẹ, là ” cư dân bản địa” của đường tiêu hóa và là một trong số ít vi khuẩn đã cùng tiến hóa với con người từ khi bắt đầu.
  • BioGaia Protectis thúc đẩy sự phát triển các vi khuẩn có lợi và ức chế mầm bệnh. Nó cũng có thể tăng cường tính toàn vẹn niêm mạc bằng cách thắt chặt hàng rào biểu mô và cải thiện đáp ứng miễn dịch.
  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng BioGaia Protectis có thể chống lại các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh.
  • Một nghiên cứu bổ sung BioGaia Protectis ở trẻ sơ sinh sinh mổ cho thấy: BioGaia Protectis đã điều chỉnh sự phát triển ban đầu của hệ vi sinh ở trẻ sinh mổ trở về giống với hệ vi sinh của trẻ sinh thường sau hai tuần.
  • Với trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh, BioGaia Protectis đã được chứng minh là tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh.

———————–

Nguồn nghiên cứu:

Jenmalm MC. J Intern Med. 2017;282(6):484-495.

Rodríguez JM et al. Microb Ecol HealthDis. 2015;26:26050.

Pascal M et al, Front Immunol. 2018 Jul 17;9:1584.

Jakobsson HE et al. Gut. 2014;63(4):559 – 66.

Neu J et al. Clin Pernatol. 2011;38:321-331.

Kalliomäki M et al. J Nutr. 2010;140(3):713S-721S.

Casas IA, Dobrogosz WJ. Microecology and Therapy 1997;26:221-23.

Rosander A et al.Appl Environ Microbiol. 2008;74:6032-6040.

Sinkiewicz G et al. Microb Ecol Health Dis. 2008;20:122-126.

Reuter G. Curr Issues Intest Microbiol 2001;2:43-53.

Walter J et al. Proc Natl Acad Sci USA. (PNAS)2011;108 (Suppl. 1):4645-52.

Chung TC et al. Microb Ecol Health Dis, 1989;2:137-144.

De Weerth et Pediatrics 2013;131:e550-8.

Liu Y et al. Am J Physiol Gastrointest Liver Physiol. 2012;302: G608-G617

Mayer EA et al. Annu Rev Med. 2011;62:381-96.

Preidis GA et al. FASEB J. 2012;26: 1960-1969.

Preidis GA et al. J Ped Gastroenterol

Nutr. 2012;55:299-307.

Schaefer L et al. Microbiology 2010;156:1589-1599.

Wu RY et al. Neurogastroenterol Motil.2013;25:e205-e214.

Perez-Burgos A et al. JPhysiol. 2015;593:3943-3957.

Garcia Rodenas CL et al. J Pediatr Gastroenterol

Nutr. 2016;63:681-687.

Gutiérrez-Castrellón P et al. Pediatrics 2014;133:e904-e909.

Weizman Z et al. Pediatrics 2005;115:5-9.

Belei O et al. J Neurogastroenterol Motil. 2018;30;24:51-57.

Zuccotti G et al. Allergy. 2015;70(11):1356-22

Cuello-Garcia CA et al. J Allergy Clin Immunol. 2015;136(4):952-61).

Fiocchi A et al. World Allergy Organization Journal. 2015;8:4.

Abrahamsson TR et al. J Allergy Clin Immunol. 2007;119(5):1174-1180

Abrahamsson TR et al. Clin Exp Allergy. 2011;41(12):1729-1739.

Ceratto et al. JPGN 2014; 58(Suppl.1):500-501, abstract PO-N-0316.