BS. ANH NGUYỄN: MỘT SỐ CÁCH TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO TRẺ
LÀM SAO GIÚP TRẺ CÓ HỆ MIỄN DỊCH KHỎE MẠNH ?
Một chủ đề được thảo luận khá sôi nổi giữa các chuyên gia hàng đầu về miễn dịch học trong buổi nghỉ giữa giờ của hội thảo Y Học Chính Xác (PEMED), tại Munich, Đức, tuần vừa qua. Đó là làm cách nào để đảm bảo những vi khuẩn có lợi trong đường ruột của mỗi người hoạt động được tốt nhất. Khi mà trong thực tế, chúng ta luôn phải sống, tương quan với tự nhiên, trong đó luôn phải đối mặt với vô số vi khuẩn, vi rút và các mầm bệnh khác từ ngoài vào. Tuy nhiên, chúng ta không hề 1 mình trong cuộc chiến sinh tồn này mà chúng ta có cả một “thành phố” để quản.
VAI TRÒ CỦA ĐƯỜNG RUỘT VỚI HỆ MIỄN DỊCH
Đường ruột giống như là một thành phố rộng lớn với diện tích bề mặt lên đến 400 m2, chứa đến hàng nghìn Tỷ cư dân là các vi sinh vật đường ruột. Mỗi loại vi sinh vật có nguồn gốc, bộ gen và vai trò khác nhau.
Một dự án nghiên cứu về gen di truyền của vi sinh vật đường ruột cho thấy chúng có tổng cộng 3.3 triệu gen, đang tồn tại trong cơ thể chúng ta (mỗi người chỉ có khoảng 22,000 gen). Con số này có thể giúp ta hình dung vai trò quan trọng của những cư dân này. Tuy nhiên, giống chúng ta, chúng có tốt và cũng có xấu. Thực tế, những vi sinh vật tốt hay lợi khuẩn tham gia vào quá trình miễn dịch của cơ thể thông qua lôi kéo rất nhiều tế bào miễn dịch khác trong việc ngăn ngừa và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh từ ngoài vào; cũng như kìm hãm các phần tử xấu đang lăm le phá hoại cơ thể của chúng ta.
MỘT SỐ CÁCH GIÚP TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO TRẺ
Ngày nay, y học hiện đại đã có những bằng chứng có thể khẳng định về vai trò rất lớn của vi sinh vật đường ruột giúp ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm, bao gồm cả dịch bệnh. Dưới đây là 1 số cách cha mẹ có thể tham khảo:
1. Chăm sóc tốt hệ vi sinh ngay từ khi mang thai
Ngay từ khi mang thai, nếu hệ vi sinh của mẹ được chăm sóc tốt, sẽ giúp tạo dựng được cho con một nền móng tốt ở thành phố của con, từ đó khi con sinh ra đã sẵn sàng đón các cư dân có ích về sinh sống.
2. Giáo dục cho trẻ hiểu tại sao phải ăn uống tốt, chúng ta ăn uống tốt có lơi ích gì cho các bạn ở đường ruột. Để thu hút trẻ, cha mẹ được khuyên nên tạo những sân chơi cho trẻ tìm hiểu về sức khỏe, thông qua cùng bé tạo mô hình, đọc sách, vẽ tranh… Tất cả những điều này đều đang giúp trẻ trở nên thông thái và có tư duy.
3. Cung cấp đầy đủ lương thực cho các công dân tốt (lợi khuẩn)
Giống như chúng ta, các cư dân tốt cần được đền đáp xứng đáng công sức bằng cách cung cấp đầy đủ các lương thực để sinh trưởng, phát triển và tiếp tục làm nhiệm vụ bảo vệ. Quá nhiều các thực phẩm giàu chất béo, đường như bánh kẹo, snack, nước ngọt là những thứ không tốt cho các cư dân này, thậm chí họ còn phải làm việc nặng nhọc hơn để loại bỏ chúng, hơn hết, nó cũng không tốt cho cơ thể các bé.
Cư dân này cần chế độ ăn giàu chất xơ từ rau củ quả mỗi ngày, theo TS. Makki, BV ĐH Gothenburg and Sahlgrenska, Thụy Điển. Nên duy trì cho các bé nhóm rau củ quả như: 2-3 loại rau củ và 1-2 loại trái cây ít ngọt như chuối, bơ, thanh long, dâu tây, nho… mỗi ngày
Chi tiết về khẩu phần ăn rau củ quả do BYT Anh hướng dẫn, các bạn có thể tham khảo dưới comment bài viết này.
4. Tự tăng cường hệ thống miễn dịch
Giúp trẻ dưới 5 tuổi luôn năng động thông qua các hoạt động ngoài trời như đi dạo công viên, nhà sách… và hạn chế bớt thời gian thụ động trên màn hình điện tử. Khi trẻ lớn hơn 5 tuổi, có thể cho trẻ tham gia các hoạt động thể thao để duy trì hoạt động gắng sức 60 phút/tuần với trẻ 5-10 tuổi, 90 phút/tuần với trẻ > 10 tuổi.
Theo TS. McCarthy, ĐH Harvard, Mỹ, điều này có thể giúp các bé luôn có những phần tử miễn dịch sẵn sàng bảo vệ và chống chọi các tác nhân gây bệnh. Lúc này, trẻ cũng hạn chế phải sử dụng kháng sinh-nguyên nhân chính gây chết nhiều cư dân có lợi trong thành phố. Hơn nữa, TS. Rothschild, Viện Weizmann, cho biết thêm: nhân tố môi trường như lối sống và vận động tích cực cũng giúp phân bổ các hoạt động lơi khuẩn tốt hơn.
5. Tuyển dụng thêm “nhân tài”
Bài học của tự nhiên trong việc cho trẻ bú, giúp chúng hiểu điều gì?
Bài học là: Hãy cho trẻ bú sữa mẹ sớm nhất có thể và nên duy trì nó ít nhất 6 tháng đầu tiên, thậm chí đến 2 năm.
Bạn biết không, đó là 1 bài học “tuyển sinh người tài” đầy khôn ngoan của tạo hóa, y học chỉ là quan sát và áp dụng lại. Thực tế, khi vừa sinh ra, trẻ bắt đầu thu nhập 1 lượng ít ỏi các vi sinh vật từ mẹ và môi trường khi sinh, dĩ nhiên có cả vi khuẩn có lợi và cũng có cả vi khuẩn gây hại, khi đó hệ miễn dịch của trẻ chỉ đang khởi động. Điều này có nghĩa trẻ có thể đứng trước nguy cơ bị xâm chiếm. Theo TS. Mu, ĐH Virginia-Maryland, Mỹ, có một cư dân điển hình được tìm thấy trong sữa mẹ là Lactobacillus reuteri với vai trò sản xuất các hợp chất kháng khuẩn như reuterin. Điều này cùng với những tế bào miễn dịch khác được tiết trong sữa mẹ giúp trẻ khỏe mạnh trong những tháng đầu đời. Trong dòng họ cư dân này, chủng khuẩn L. reuteri DSM 17938 được phân lập từ sữa mẹ từ năm 1990 đang được quan tâm bởi có nhiều nghiên cứu liên quan đến vai trò ngăn ngừa bệnh tật.
Cụ thể, nhóm TS. Gutierrez-Castrellon, Viện Nghiên cứu NPI, Mexico đã làm thử nghiệm lâm sàng chủng khuẩn này trên 336 trẻ khỏe mạnh có độ tuổi từ 6 tháng – 3 tuổi ở trung tâm giữ trẻ trong 3 tháng, sau đó quan sát thêm 3 tháng. Tỷ lệ giảm đáng kể (>60%) các bệnh thường gặp trong nhà trẻ như tiêu chảy, viêm đường hô hấp và số ngày bị sốt trong thời gian quan sát, so với nhóm trẻ đối chứng.
Hoạt động hữu hiệu giữa lợi khuẩn này và lớp tế bào niêm mạc ruột giúp các hoạt động nơi đây trở nên sôi động như có tính chất đối kháng và tăng cường hoạt động miễn dịch chống các tác nhân gây bệnh xâm nhập, theo GS. Stoodley, ĐH Southampton, Anh. Hiện tại, chủng khuẩn L. reuteri DSM 17938, đã và đang được nghiên cứu và phát triển trong sản phẩm men vi sinh BioGaia Protectis.
Do đó, để giúp thành phố luôn đầy đủ nhân lực thực hiện chức năng bảo vệ sức khỏe con người của mình, cha mẹ được khuyên là nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ, nếu có điều kiện thì bổ sung cho cả gia đình cũng rất tốt.
Tuy nhiên, khi lựa chọn các thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa các lợi khuẩn, cha mẹ cần lưu ý:
1. Nên chọn những sản phẩm bổ sung lợi khuẩn đã được phân lập tới chủng. Bởi công dụng của lợi khuẩn chỉ được xác định khi xét đến chủng lợi khuẩn.
2. Nên chọn những sản phẩm có bằng chứng khoa học rõ ràng và được chứng nhận bởi các tổ chức uy tín.
Notes:
Gutierrez-Castrellon, Pedro et al. (2014) Diarrhea in Preschool Children and Lactobacillus reuteri: A Randomized Controlled Trial Pediatrics, 133 (4) e904-e909.
Hoyles, Lesley (2017) Gut Health Science Club. Imperial College London
Makki, K. (2018) The Impact of Dietary Fiber on Gut Microbiota in Host Health and Disease. Cell Host & Microbe.
McCarthy, C. (2018) 6 reasons children need to play outside. Harvard Health Publishing.
Mu, Q., Tavella, V. J., & Luo, X. M. (2018). Role of Lactobacillus reuteri in Human Health and Diseases. Frontiers in microbiology, 9, 757.
Qin J, Li R, Raes J, Arumugam M, Burgdorf KS, Manichanh C, Nielsen T, Pons N, Levenez F, Yamada T, et al. A human gut microbial gene catalogue established by metagenomic sequencing. Nature. 2010;464:59–65.
Rothschild, D., et al. Environment dominates over host genetics in shaping human gut microbiota. Nature 2018, 555, 210–215.
Stoodley P. et al. (2017) Detection and Physicochemical Characterization of Membrane Vesicles (MVs) of Lactobacillus reuteri DSM 17938. Front. Microbiol.
(Nguồn: fanpage chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn – Bệnh viện hoàng gia Worcester, Anh)